Trong thị trường tiền tệ, giá vàng và giá đồng USD có mối tương quan nghịch đảo. Mỗi khi giá USD giảm thì thị trường vàng lại trở nên sôi động và vàng tăng giá. Vậy tại sao giá vàng tăng thì giá USD giảm và giá vàng tăng khi nào? Cùng tìm hiểu dưới đây.

Sự hình thành mối quan hệ giữa giá vàng và giá USD

Vàng được xem là tiền tệ quốc tế từ thời cổ đại cho tới những năm 70 của thế kỷ 20. Cho tới tận ngày nay, vàng vẫn giữ được giá trị đỉnh cao của nó, tuy không sử dụng trong giao thương nhiều nhưng vàng được dự trữ trên toàn thế giới để phòng chống lạm phát và có thể giao dịch, quy đổi khắp thế giới.

USD hay đồng Đô la Mỹ là tiền tệ chính thức của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Với sự dẫn đầu về giá trị và sức ảnh hưởng của Mỹ, đồng USD được nhiều quốc gia khác chấp nhận là đơn vị tiền tệ chính thức, đây cũng là loại tiền tệ được dự trữ tại các Ngân hàng Trung ương (Ngân hàng Nhà nước) nhiều nhất hiện nay.

Tại sao khi giá vàng tăng thì giá USD giảm 1
Cả vàng và USD đều là công cụ tiền tệ dự trữ quốc tế

Từ năm 1900 đến năm 1971, chế độ “bản vị vàng” được thiết lập, vàng và USD liên kết với nhau. Trong thời gian này, giá trị của một đơn vị tiền tệ được gắn với số lượng vàng cụ thể.

Đến năm 1971, sau sự sụp đổ của “bản vị vàng”, giá vàng và giá USD được định giá dựa trên cung và cầu, vàng chuyển sang tỷ giá hối đoái thả nổi. Điều này khiến giá vàng dễ bị ảnh hưởng bởi giá trị bên ngoài của đồng USD. Theo quỹ tiền tệ quốc tế ước tính 40 – 50% các biến động của giá vàng liên quan tới giá đồng USD (tính từ năm 2002 – 2008).

Giá USD ảnh hưởng tới giá vàng như thế nào?

Trước năm 1933, do ảnh hưởng từ chế độ “bản vị vàng” nên giá vàng thế giới và giá USD có mối tương quan thuận, tăng thì cùng tăng mà giảm thì cùng giảm. Sau năm 1933, khi “bản vị vàng” dần mất đi sức ảnh hưởng kể từ đó giá vàng và giá USD thường tỷ lệ nghịch với nhau.

Tại sao khi giá vàng tăng thì giá USD giảm 2
Giá vàng và giá USD hiện nay có mối tương quan nghịch với nhau

Lý do giải thích cho sự đối nghịch này đó là vì mối quan hệ giữa vàng và USD liên quan mật thiết tới tình trạng lạm phát. Theo đó, tỷ giá USD thường tỷ lệ thuận với lạm phát còn vàng được coi là công cụ kiềm chế lạm phát hữu hiệu và tỷ lệ nghịch với lạm phát. Khi tỷ giá USD giảm, giá trị đồng USD giảm (đồng USD mất giá), nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch tài sản sang vàng, giá vàng vì thế tăng và ngược lại.

Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng nghịch nhau, trong lịch sử đã ghi nhận nhiều trường hợp giá vàng và giá USD tỷ lệ thuận với nhau, chẳng hạn khủng hoảng kinh tế xảy ra ở các nước không phải Mỹ, xu hướng dự trữ USD vẫn dự trữ vàng đều tăng. Tóm lại, giá vàng và giá USD không nghịch nhau tuyệt đối. Giá USD chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng.

Những nguyên nhân khiến giá vàng tăng

Để nắm bắt được thời điểm giá vàng tăng, bên cạnh dấu hiệu giá USD giảm, bạn cần chú ý một số nguyên nhân khác khiến giá vàng tăng như sau:

  • Lạm phát: Vàng được coi là công cụ bảo toàn giá trị tài sản khi lạm phát tăng cao nên nhu cầu vàng thường tăng lên khi lạm phát tăng, từ đó giá vàng cũng bị đẩy lên.
  • Nhu cầu vàng dịp Lễ: Một số nền văn hóa như Ấn Độ ưa chuộng vàng vào mùa lễ hội tháng 10 nên giá vàng thường tăng ngắn hạn trong khoảng thời gian này. Tại Việt Nam, nhu cầu vàng trong Ngày vía Thần Tài cũng là một nguyên nhân đẩy giá vàng lên cao.
Tại sao khi giá vàng tăng thì giá USD giảm 3
Vào thời điểm như Ngày vía Thần Tài, nhu cầu mua vàng ở Việt Nam thường tăng cao, dẫn đến giá vàng tăng
  • Tình hình kinh tế diễn biến xấu: Tâm lý của các nhà đầu tư và hầu hết mọi người đều muốn tìm kiếm một công cụ để tích lũy và bảo toàn giá trị tài sản, vàng là một trong những lựa chọn hàng đầu. Vì vậy, khi tình hình kinh tế diễn biến xấu đi, nhu cầu vàng tăng khiến giá vàng tăng.

Tóm lại, đồng USD chỉ là một trong nhiều nhân tố ảnh hưởng tới giá vàng. Do đó, trước khi đưa ra quyết định đầu tư, tích trữ vàng hoặc USD, nhà đầu tư nên theo dõi và cập nhật thông tin biến động thị trường thường xuyên và đánh giá một cách cẩn trọng.

Đánh giá bài viết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *