Để giải thích dư mua dư bán là gì thì hiện nay có rất nhiều bài viết giải thích về khái niệm này, nhưng chưa rõ nghĩa. Hãy cùng Thegioingoaihoi tìm hiểu ý nghĩa thật nhất của khái niệm này nhé.

Dư mua dư bán trong chứng khoán là gì?

Dư mua dư bán là gì?
Dư mua dư bán là gì?

Đầu tiên, để phân tích từ ngữ này hãy cùng tìm hiểu tiếng Anh nguyên gốc của nó. Vậy trong tiếng Anh, dư mua dư bán là gì?:

Dư mua trong tiếng Anh là Overbought và dư bán trong tiếng Anh là Oversold. Các thuật ngữ này mang ý nghĩa chỉ điều kiện, trạng thái thị trường thông qua các diễn biến giá cả chứ không thể hiện số lượng hay sức mua trong giao dịch. Nên chúng ta không thể dịch trại ra là “dư mua là nguồn cầu quá nhiều, dư bán là nguồn cung quá nhiều”.

Nếu sử dụng ý nghĩa dư mua và dư bán như thông tin trên thì bạn đang có khái niệm sai hoàn toàn. Trên thực tế, để giải thích dư mua là gì, ta có thể hiểu như sau, trên thị trường luôn tồn tại 3 loại người: người đang cần mua, người đang cần bán và người đang chưa có định hướng.

Đến một ngày diễn ra thông tin khiến người mua tăng lên liên tục, khối lượng giao dịch lẫn khối lượng chờ giao dịch tăng lên đẩy giá lên cao liên tục. Sau đó, phía thứ 3 cũng không thể đứng nhìn mà nhảy vào cuộc tham cùng phía bên mua bởi giá cứ tăng mãi. Mặc dù số lượng mua và số lượng bán luôn cân bằng nhau, nhưng tỷ lệ không như nhau khi bên bán chiếm 20%, còn bên mua chiếm đến 80%.

Mọi người đều nghĩ bên mua áp đảo bên bán do tỷ lệ bên mua lên đến 80%, nhưng thực tế là bên bán đang áp đảo bởi chỉ là thiểu số nhưng lại có khả năng bán cho 80% bên mua. Dễ dàng phân tích được bên bán có sự tập trung cùng khả năng phân tích chuyên nghiệp còn bên mua là các cá nhân nhỏ lẻ, dễ theo xu hướng cùng tâm lý không vững.

Quay về với dư mua dư bán là gì thì ngay lúc này, bên mua đã qua cao trào và trở nên kiệt sức, không còn khả năng mua nữa. Lúc này đây sức mua không còn nữa thì biểu đồ xu hướng cũng đi xuống ngay sau đó. Đối với dư bán sẽ có tình huống ngược lại.

Dư mua nhiều hơn dư bán
Dư mua nhiều hơn dư bán

Để sử dụng kỹ thuật vào phân tích các hiện tượng dư mua dư bán ta có chỉ số RSI – Relative Strength Index, dùng để đo sức mạnh giữa bên mua và bên bán. Thước đo này năm ftừ 0 đến 100, nếu giao động giữa 50 thì thị trường được cho là cân bằng, nếu vượt qua 70 thì được cho là dư mua, dưới 30 được cho là vượt mức bán.

Các thông tin cơ bản mà nhà đầu tư cần biết

Ngoài khái niệm dư mua dư bán là gì thì để phân tích chứng khoản hiệu quả, ta cần nắm rõ những thông tin cơ bản xuất hiện trên bảng chứng khoán.

Bảng chứng khoán sàn HOSE
Bảng chứng khoán sàn HOSE

Mã chứng khoán: Để tìm kiếm chứng khoán của bất kì công ty nào, ta đều phải nắm được mã chứng khoán của nó trên sàn là gì. Thông thường Uỷ ban chứng khoán sẽ cấp mã riêng cho từng công ty (thường là tên viết tắt của công ty đó) và được sắp xếp từ A đến Z trên bảng chứng khoán.

Giá tham chiếu: Là giá đóng cửa của một phiên giao dịch trước, dùng để tính giá trần hoặc giá sàn cho ngày giao dịch.

Giá trần: Giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt cho phiên giao dịch ngày hôm đó.

Giá sàn: Giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt cho phiên giao dịch ngày hôm đó.

Tổng khối lượng khớp: Thể hiện tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu diễn ra trong ngày hôm đó, từ đó suy ra được tính thanh khoản của cổ phiếu công ty đó như thế nào.

Khớp lệnh: Là khi mức giá của lệnh bán trùng với mức giá của người mua, lệnh mua bán của 2 nhà đầu tư sẽ khớp nhau.

Khối lượng bán, khối lượng mua: Là khối lượng cổ phiếu bên bán, cũng như khối lượng cổ phiếu bên mua đã khớp lệnh cùng với các lệnh đang chờ.

Lệnh ATO, ATC: Đây là 2 lệnh ưu tiên giao dịch được các nhà đầu tư sử dụng khi cần thao túng cổ phiếu hoặc bán tháo do cổ phiếu tụt dóc. Khi sử dụng các lệnh này, nhà đầu tư cần cẩn thận tính toán khả năng lợi nhuận tối ưu nhất.

Các phiên giao dịch: Tại sàn HOSE của thành phố Hồ Chí Minh có 3 phiên giao dịch bao gồm 9h – 9h15, 9h – 11h30, 13h – 14h45. Lưu ý là ở phiên giao dịch 9h – 9h15 và 14h30 – 14h45 hện thống sẽ ưu tiên thực hiện giao dịch với lệnh ATO, ATC.

4 màu sắc được thể hiện trên bảng chứng khoán là: xanh, đỏ, tím , xanh lam thể hiện cho 4 giá cổ phiếu. Màu tím thể hiện cho giá trần (+7% so với giá tham chiếu), màu xanh lam thể hiện cho giá sàn (-7% so với giá tham chiếu), màu xanh giá giao dịch cao hơn giá tham chiếu, màu đỏ giá giao dịch thấp hơn giá tham chiếu.

Chứng khoán hiện đang là kênh đầu tư tài chính hiệu quả nhất với lợi nhuận mang lại cực tốt. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng có được các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao tốt. Vì vậy, hy vọng sau bài viết này, các nhà đầu tư sẽ nắm rõ được dư mua dư bán là gì và có hướng đầu tư thích hợp. Chúc bạn thành công.

Đánh giá bài viết!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận