Đối với các doanh nghiệp vừa mới thử sức với hoạt động kinh doanh, thì dòng tiền ròng có lẽ là khái niệm khá mới. Vậy muốn biết dòng tiền ròng là gì và công thức tính, bạn có thể tham khảo bài viết sau của Thegioingoaihoi.
Dòng tiền ròng là gì? (Hay dòng tiền thuần là gì?)
Dòng tiền ròng hay còn gọi là dòng tiền thuần là khoản tiền mặt thu được sau khi trừ đi các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Con số này thể hiện lượng tiền mặt còn lại sau khi giao dịch hoàn tất và trừ đi các khoản chi phí, khấu trừ liên quan.
Dòng tiền thuần của doanh nghiệp sẽ bao gồm
- Dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư
- Dòng tiền thuần từ các hoạt động tài chính
Cách tính dòng tiền ròng là gì?
Ta có 2 công thức tính dòng tiền ròng:
Dòng tiền ròng = Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh + Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư + Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính
Hoặc
Dòng tiền ròng = Dòng tiền mặt vào – Dòng tiền mặt ra
Ví dụ:
Vào tháng 1, công ty A có 500 triệu VNĐ tiền mặt vào và 250 triệu VNĐ tiền mặt ra. Vậy trên báo cáo tài chính dòng tiền ròng của công ty A là 250 triệu VNĐ. Và đây được xem là dòng tiền dương.
Dòng tiền ròng công ty A = 500 triệu VNĐ – 250 triệu VNĐ = 250 triệu VNĐ
Lưu ý là dòng tiền ròng bắt buộc phái là dòng tiền mặt doanh nghiệp có được vào thời điểm thực hiện báo cáo tài chính. Những khoản tiền lãi chưa thu không được tính vào công thức.
Sự khác biệt giữa dòng tiền ròng và lợi nhuận.
Sau khi tìm hiểu dòng tiền ròng, nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa dòng tiền ròng và lợi nhuận. Mặc dù có thể thường xuyên thay thế cho nhau trong một số trường hợp nhưng dòng tiền ròng và lợi nhuận vẫn là 2 khái niệm khác nhau.
Dòng tiền ròng = Dòng tiền mặt vào – Dòng tiền mặt ra
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Có thể hiểu rằng bạn có lợi nhuận, nhưng chưa chắc bạn có tiền mặt (bạn bán nợ), bạn có tiền mặt nhưng chưa chắc đã sinh lời. Ví dụ dưới đây sẽ chứng minh điều đó:
Công ty A vừa mới thành lập áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi nên lợi nhuận thu được bằng 0. Tuy nhiên vào thời điểm đó, các cổ đông rót thêm 500 triệu VNĐ tiền mặt để duy trì hoạt động kinh doanh. Từ đó cho thấy dòng tiền ròng của công ty là 500 triệu đồng, nhưng lợi nhuận tổng kết vẫn bằng 0.
Cách quản lý dòng tiền ròng thông minh là gì?
Dù đã nắm rõ khái niệm dòng tiền ròng là gì nhưng bạn vẫn nên học cách lên kế hoạch sử dụng dòng tiền một cách hiệu quả. Đa phần các doanh nghiệp thường bối rối trước dòng tiền âm
Dòng tiền ròng âm
Dòng tiền ròng vẫn có thể âm trong một số trường hợp doanh nghiệp chi tiền mặt nhiều hơn thu.
Ví dụ: Công ty bạn tháng vừa rồi chỉ thu được 250 triệu VNĐ tiền mặt từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng cần chi 500 triệu VNĐ cho nguyên liệu và máy móc. Vậy công ty có dòng tiền âm 250 triệu VNĐ.
Dòng tiền âm thể hiện lượng thiếu hụt tiền mặt vào thời điểm báo cáo tài chính, và điều này không liên quan đến các hoạt động yếu kém của công ty. Vì có thể công ty vẫn còn nhiều lợi nhuận chưa thu được từ người mua (do bán nợ). Hoặc công ty đang đầu tư một khoản đáng kể vào các thiết bị máy móc cho lần sản xuất tới.
Khi xuất hiện dòng tiền ròng âm, doanh nghiệp có thể lựa chọn trang trải chi phí bằng cách yêu cầu rút vốn từ tiết kiệm, đầu tư và tài trợ.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp không có quá nhiều khoản tiết kiệm và tài trợ thì nên thường xuyên lưu ý khắc phục các dòng tiền ròng âm. Bạn có thể học cách quản lý dòng tiền ròng một cách thông minh theo gợi ý của thegioingoaihoi.com.
Cách quản lý dòng tiền ròng thông minh
Bạn nên thường xuyên tính toán dòng tiền ròng hiện có để hiểu được sức khoẻ tài chính của công ty mỗi tháng. Từ đó, các quản lý cấp cao lên kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng dòng tiền ròng của công ty.
Để tối ưu dòng tiền ròng hiện có, bạn có thể lưu ý cách quản lý các hạng mục của doanh nghiệp như:
- Số tiền cụ thể cho từng hạng mục: Lựa chọn hạng mục kinh doanh nồng cốt để đầu tư, mang về cơ hội thành công với lợi nhuận cao.
- Chiến lược kinh doanh thông minh: Kiểm soát chất lượng khách hàng, tăng khuyến mại, chuyến lượt sale và marketing hiệu quả để chi phí bỏ ra thấp nhưng lượng tiền mặt thu về tốt hơn.
- Dự báo dòng tiền thường xuyên: Bộ phận tài chính công ty phải có các dự báo thường xuyên về dòng tiền. Đòi hỏi tầm nhìn vĩ mô và sự kết hợp tốt giữa bộ phận tài chính và kinh doanh. Từ đó triển khai đến các bộ phận khác để đẩy mạnh bán hàng và đầu tư đúng hạng mục hơn.
Tóm lại dòng tiền ròng rất quan trọng với hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và tài chính của công ty. Do đó, công ty phải nắm rõ dòng tiền ròng là gì và cách quản lý dòng tiền ròng hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công.